Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 05 : 68
Năm 2024 : 728
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS TIỀN PHONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/HU ngày 9/11/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ân thi khóa XXV về chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Ân thi giai đoạn 2015-2020;
    Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 06/2/2015 của UBND huyện Ân thi thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Ân thi giai đoạn 2015 - 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXV;
    Căn cứ Công văn số 26/ GDĐT ngày 19/2/2015 của Phòng GD-ĐT Ân thi về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020 của các đơn vị trường học trên địa bàn huyện.
    Trường THCS Tiền phong xây dựng Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020 với các nội dung sau:
 

      PHÒNG GD-ĐT ÂN THI                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TIỀN PHONG                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                           
  Số 05 /CL - THCS                                        Tiền phong, ngày 26  tháng 02 năm 2015

CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS TIỀN PHONG
GIAI ĐOẠN 2015-2020

    Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/HU ngày 9/11/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ân thi khóa XXV về chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Ân thi giai đoạn 2015-2020;
    Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 06/2/2015 của UBND huyện Ân thi thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Ân thi giai đoạn 2015 - 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXV;
    Căn cứ Công văn số 26/ GDĐT ngày 19/2/2015 của Phòng GD-ĐT Ân thi về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020 của các đơn vị trường học trên địa bàn huyện.
    Trường THCS Tiền phong xây dựng Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020 với các nội dung sau:
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trường THCS Tiền phong hiện nay ( Tiền thân là trường cấp 2 Tiền Phong) nằm ở Phía Đông Nam huyện Ân thi, tiếp giáp với đường 205 của huyện.
Nhà trường có 8 lớp với 204 đến 250 học sinh hàng năm. Học sinh của nhà trường được tuyển sinh từ trường Tiểu học xã Tiền phong, được kế thừa và phát huy truyền thống của một xã Anh hùng và hiếu học, mảnh đất và con người của quê hương Tiền phong giầu lòng yêu nước, anh dũng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, cần cù, thông minh và sáng tạo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương, đặc biệt là sự phát triển toàn diện của quê hương Tiền phong trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập Quốc tế.
Nhà trường được sự quan tâm, chăm lo và chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các phòng ban của xã Tiền Phong, Phòng GD-ĐT huyện Ân thi. Sự ủng hộ của các cấp, các ngành, của nhân dân và của trường Tiểu học,  trong xã.
Nhà trường được thừa hưởng truyền thống hiếu học của nhân dân xã Tiền phong, là một xã duy trì được chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đạt cấp độ 3; THCS xóa mù chữ đạt mức độ 2; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ; 100% học sinh từ lớp 3 được học ngoại ngữ; Bậc THCS hàng năm tỷ lệ HSG đạt bình quân 14,6%, tốt nghiệp THCS đạt 100%; bậc THPT tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt 99,5%, thi đỗ vào các trường Đại học đạt trên 35%. 
Sự nghiệp giáo dục của nhà trường đã thực sự được phát triển trên một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Với sự quyết tâm của nhà trường, đặc biệt được sự quan tâm và đầu tư của Đảng uỷ, HĐND,UBND xã và sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD-ĐT, nhà trường đã không ngừng phát triển cả về số lượng, cả về chất lượng và những điều kiện cơ sở vật chất, nhà trường đã có một ngôi trường  khang trang, sạch đẹp, có đủ các phương tiện phục vụ cho dạy học và hoạt động tập thể. Trường THCS Tiền phong đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn 2001-2010. 
    “Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020” nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo của trường THCS Tiền phong là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ân thi khóa XXV; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 06/2/2015 của UBND huyện Ân thi thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Ân thi giai đoạn 2015- 2020.
PHẦN II:    NỘI DUNG 

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1 Đặc điểm tình hình
1.1 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
* Ban Giám hiệu: 03 đ/c đã qua lớp quản lý, đã qua lớp trung cấp lý luận chính trị.
- Giáo viên: có 25 trong đó độ tuổi từ 30 đến 40 là 18/25, Trong đó: Đại học: 19/25. 
- Nhân viên: có 04, trình độ đại học 2/4; 
- Trường có 01 chi bộ độc lập với 19 Đảng viên; Số đối tượng Đảng là 02.
- Tổng số học sinh : 204/ 8 lớp. 
1.2. Môi trường bên trong
1.2.1. Mặt mạnh
- Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động;
- Tập thể nhiệt tình, nhiều giáo viên tận tụy với công việc, nhiều giáo viên có tay nghề giỏi: hiện nay có 12/25 giáo viên đã đạt GV giỏi cấp huyện và 05/25 GV đạt GV giỏi cấp tỉnh. Đạo đức nghề nghiệp được đánh giá tốt, 100% giáo viên đã ứng dụng được CNTT trong giảng dạy và công tác.
- Về hạnh kiểm và học lực của học sinh: Hầu hết học sinh được đánh giá là ngoan, chăm học, có động cơ học tập đúng đắn. Chất lượng toàn diện và chất lượng HSG luôn đạt ở mức cao (Hằng năm học sinh khối lớp 6,7,8 luôn đạt tỷ lệ lên lớp 100% ; Học sinh khối lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS 100%.  Tỉ lệ học sinh lớp 9 thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hàng năm luôn đạt trên 80% và xếp trong tốp cao các trường THCS toàn huyện. 
Hàng năm, tính bình quân tỷ lệ HL giỏi đạt 15,5%, HL khá 45,1%, HL TB 35,5%; Về hạnh kiểm loại tốt 78,2%, loại khá 21,8%; HSG cấp huyện đạt từ 15đến 30 giải, HSG cấp Tỉnh đạt từ 03 đến 10 giải; HSG cấp quốc gia đạt từ 1 giải; nhà trường đều có học sinh thi đỗ vào các trường THPT chuyên Hưng Yên. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng cường, trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho công tác dạy và học… 
- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt, luôn ủng hộ kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
1.2.2. Mặt yếu:
- Một số cán bộ, giáo viên chưa linh hoạt trong công việc cũng như một số hoạt động tập thể;
- Công tác đánh giá giáo viên còn hạn chế.
- Tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia chưa có tính bền vững
- Số học sinh tham dự thi vào các lớp 10 năng khiếu còn ít.
    - Cơ sở vật chất:
+ Thiếu sự đồng bộ, sân tr¬ường nhỏ, chư¬a đáp ứng đầy đủ việc học tập môn TD và các hoạt động của học sinh. Các phòng học có diện tích nhỏ (45m2)
+ Nhiều trang thiết bị đã lạc hậu, lỗi thời; phòng bồi d¬ưỡng HSG, phòng học bộ môn ch¬ưa được tách biệt lập, phòng đồ dùng dạy học quá nhỏ, chư¬a thật sự đáp ứng đ¬ược yêu cầu của công tác dạy và học, không có các phòng học cơ bản: phòng nghe nhìn, phòng dạy học môn âm nhạc, phòng dạy học môn mỹ thuật, khu tập luyện TDTT, khu ký túc xá học sinh.
1.3. Môi trường bên ngoài:
1.3.1. Cơ hội: 
Giai đoạn 2015-2020 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp khóa XII. Giáo dục đứng trước những cơ hội và thách thức. 
+ Về cơ hội: thuận lợi lớn nhất là địa bàn địa phương ổn định về chính trị, có thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2015-2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2015-2020. Những thuận lợi trên là tiền đề cơ bản để chúng ta thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục  trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển GD-ĐT, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. 
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục), đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học.
 Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại 
Nền giáo dục nước ta đang tích cực xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hóa, đa dạng hóa, toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục.
Nhân dân xã Tiền phong có truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho GD-ĐT.
1.3.2. Thách thức:
Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm. Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu
 đổi mới giáo dục.
    Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
     Sự vươn lên mạnh mẽ của các nhà trường tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng.
    Một số ít phụ huynh chưa hiểu hết về vai trò của gia đình đối với các hoạt động giáo dục, việc giáo dục con em chưa thật sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện đối với học sinh. 
    Nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển GD-ĐT.
Điều kiện kinh tế của một bộ phận nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn là nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận  những cơ hội trong giáo giáo dục còn hạn chế.
Một bộ phận CBGV nhân viên sức ỳ trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội và khoa học công nghệ.
2. Xác định các vấn đề ưu tiên:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phấn đấu 100% CBCNV có trình độ trên chuẩn trong đó có 20% đạt trình độ trên đại học
- Tổ chức các hoạt động GD theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học một cách triệt để. Tập trung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THCS và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tăng cường giáo dục phẩm chất. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Nâng cao chất lượng công tác học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
- Tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng đồng bộ, hiện đại. Xây dựng tách biệt lập các phòng học bộ môn, xây dựng nhà tập đa năng.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học và công tác quản lý.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1.Tầm nhìn: Là ngôi trường được cha mẹ học sinh tin tưởng về GD toàn diện (về tri thức - về lý tưởng, đạo đức lối sống- về kỹ năng mềm), về đội ngũ cán bộ Giáo viên,tự hào khi con em được học tại trường, mong muốn con em được theo học.
2. Sứ mệnh:
    Tạo dựng môi trường lao động sư phạm thân thiện, dân chủ -kỷ cương; nếp sống văn minh; tôn trọng mọi người; tự trọng bản thân; yêu thương thân ái; luôn hướng tới tính nhân văn.


3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:
- Tình đoàn kết                                                           - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm                                               - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng                                                            - Tính sáng tạo
- Dân chủ                                                                    - Khát vọng vươn lên
- Luôn hướng tới  khi tham gia HĐGD:
+ Yêu cầu của HS: Học để làm gì?
+ Đánh giá học sinh: Hôm nay em đã hỏi được gì? 
+ Xác định theo tư tưởng học tập của UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình"  
+ Học sinh được hướng dẫn học tập theo hướng hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế.
+ Học sinh được dạy là những người sống có trách nhiệm, tự trọng, trung thực, tự giác. Đích phấn đấu: tính nhân văn.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu chung:
    1.1 Xây dựng nhà trường là một môi trường chuyên nghiệp, lành mạnh- đúng nghĩa một môi trường giáo dục, nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và khu vực.Tính chuyên nghiệp cao được thể hiện:
- Trường có chiến lược phát triển rõ ràng, quy trình làm việc rõ ràng - mọi người đều được hướng dẫn về qui trình khi vào việc mới.
 Vị trí công việc rõ ràng về quyền hạn trách nhiệm, phương thức báo cáo.
 Cơ sở vật chất đảm bảo cho công việc.
- Đối với lãnh đạo điều hành: chuyên nghiệp trong công tác quản lý, tạo dựng một môi trường làm việc mở; 
- Đối với mỗi các nhân:  chuyên nghiệp trong làm việc; chuyên nghiệp về tinh thần hợp tác; chuyên nghiệp trong lối sống.
1.2 Thực hiện mục tiêu chung của Nghị quyết số 22-NQ/HU ngày 9/11/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ân thi khóa XXV về chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi giai đoạn 2015-2020:
- Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện GD-ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
- Thực hiện chủ chương giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, thực học, thực nghiệm
- Thực hiện theo hướng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo dục phẩm chất sống yêu thương, sống trách nhiệm.
1.3 Chuẩn hóa đội ngũ CBGV theo vị trí việc làm, tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, có ý thức nghề nghiệp cao, giữ gìn và phát huy phẩm chất cao đẹp của Nhà giáo.
1.4 Tăng cường công tác XHH. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Phát huy vai trò, hoạt động của các tổ chức trong và ngoài nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chủng loại, đáp ứng  yêu cầu đổi mới. Phấn đấu 100% trên chuẩn trong đó 10% có trình độ trên đại học.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi 100% trong đó có 55% đạt giỏi.
- 100% giáo viên giảng dạy theo hướng hiện đại,  ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong giảng dạy.
- Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, giáo viên về chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2. Học sinh:
2.2.1 Qui mô:
Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018: duy trì số lớp học 08 lớp, số học sinh: hàng năm từ 200 đến 250 học sinh.
Từ năm học 2018-2019 duy trì số lớp học 8 lớp, số học sinh: hàng năm từ 200 đến 250 học sinh.
2.2.2 Chất lượng học tập hàng năm: 
- Giai đoạn 2015-2017
+ 70% học lực khá, giỏi (20% học lực giỏi)
+ Không có học sinh có học lực yếu, kém.
+ Thi đỗ THPT: đạt 90% trong đó có ít nhất 2 học sinh đỗ trường năng khiếu Tỉnh và 
+ Thi học sinh giỏi Huyện: hàng năm có 15 học sinh dự thi trở lên đạt giải, có học sinh đoạt giải Tỉnh.
- Chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống :
+ Chất lượng đạo đức: 100% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng.
+ Hàng năm tăng cường hoạt động GD trải nghiệm sáng tạo, các hoạt độngngoại khóa, HS tham gia nghiên cứu khoa học.
- Giai đoạn 2018-2020
+ 75% học lực khá, giỏi (25% học lực giỏi)
+ Không có học sinh có học lực yếu, kém.
+ Thi đỗ THPT: đạt 90% trong đó có ít nhất 4 học sinh đỗ trường năng khiếu Tỉnh .
+ Thi học sinh giỏi Tỉnh: hàng năm có 15% học sinh dự thi trở lên đạt giải, có học sinh đoạt giải Tỉnh.
- Chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống :
+ Chất lượng đạo đức: 100% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng.
+ Hàng năm tăng cường hoạt động GD trải nghiệm sáng tạo, các hoạt độngngoại khóa, HS tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện dạy học theo dự án.
2.3. Cơ sở vật chất:
- Phòng học, phòng làm việc được sửa chữa nâng cấp, trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng bổ sung các phòng học cơ bản: phòng nghe nhìn, phòng mỹ thuật, phòng thư viện và phòng đọc đạt chuẩn QG , phòng tập luyện thể thao và khu vui chơi giải trí, các phòng học bộ môn khác.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”, an toàn, trong sáng, lành mạnh.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh :
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục, chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giáo dục THCS, thực hiện triệt để việc tổ chức các hoạt động GD theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh .
- Triển khai việc dạy 2 buổi/ngày trong giai đoạn từ năm học 2018-2019.
- Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giáo dục cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Giữ vững và phát huy truyền thống phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
- Xây dựng và tổ chức nhiều mô hình dạy học tạo điều kiện cho học sinh tham gia các mô hình học tập phù hợp bản thân
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, Tổng phụ trách đội thiếu niên, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ :
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đúng về chủng loại; có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với  nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ban giám hiệu có 01 đ/c có trình độ Thạc sỹ, Giáo viên có 22/25 trên chuẩn; nhân viên có 4/4 trình độ trên chuẩn.
- Xây dựng đội ngũ kế cận.
- Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, cốt cán chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị :
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản, khai thác sử dụng đạt hiệu quả, lâu dài :
+ Tiếp tục sửa chữa khu lớp học, khu hành chính quản trị.
+ Đầu tư các thiết bị: Xây dựng các lớp học có trang thiết bị dạy học hiện đại (máy chiếu đa năng kết nối Internet, máy tính, sách điện tử…)
+ Xây dựng khu hỗ trợ dạy học riêng biệt gồm các phòng học bộ môn, phòng thư viện đạt chuẩn Quốc gia, thư viện điện tử.
- Phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất; kế toán, nhân viên thư viện, thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu điện tử, thư viện điện tử…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính và các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công việc.
- Xây dựng hệ thống quản lý và liên kết thông tin đồng bộ trong nhà trường, đảm bảo hiệu quả quản lý hành chính.
- Xây dựng lớp học ảo trên cơ sở trang web của trường.
 - Phụ trách: Phó Hiệu trưởng, nhóm giáo viên tin học.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường:
+ Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước, ngoài ngân sách (nguồn xã hội hóa giáo dục; các nguồn từ giảng dạy, phúc lợi của nhà trường...)
+ Nguồn lực vật chất: khai thác tối đa công năng của cơ sở vật chất của nhà trường (khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ; trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học...) trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm.
            - Phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, kế toán, Ban đại diện CMHS.
6. Xây dựng thương hiệu:
6.1 Tập trung xây dựng văn hóa nhà trường. 
Xác định đây là nhiệm vụ ưu tiên, nòng cốt nhằm xây dựng thương hiệu nhà trường. Văn hoá  nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
- Hệ thống giá trị (9 giá trị) gồm:
(1) Nhà trường luôn luôn đặt ở vị trí đầu tiên;       
(2) Sự đổi mới ;
(3) Chấp nhận rủi ro;                                              
(4) Trao quyền lực;
(5) Sự tham gia của mọi người;                             
 (6) Tập trung vào kết quả; 
(7) Tập trung vào con người ;                                 
(8) Làm việc nhóm;
(9) Sự ổn định;
- Bằng kết quả giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn, tập trung xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với
 nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và gia đình học sinh.
6.2 Công tác truyền thông:
- Tuyên truyền, xây dựng và phát huy mạnh mẽ  truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường. Đảm bảo Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phát huy tính tự giác của mỗi thành viên trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân, đồng thời tuyên truyền các thông tin tích cực góp phần xác lập thương hiệu nhà trường.
- Duy trì và phát triển mạnh mẽ trangWeb của nhà trường
Một số khẩu hiệu truyền thông:
(1)  Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, và học để cùng chung sống (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together)
(2) Chất lượng giáo dục là danh dự! (Education quality is the honor!)
(3) Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học. (Not be ashamed if you don’t know, no school will be ashamed)
(4) Hôm nay các em tự hào về nhà trường, ngày mai nhà trường tự hào về các em!  "Today you are proud of our school, our school will be proud of you tomorrow"
(5) Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. (Studying and foplowing the moral example of president Ho Chi Minh)
V. TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Phổ biến, tuyên truyền Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo: Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo được thông qua Hội đồng trường, trình phòng GD-ĐT; phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên,  gia đình học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan đến nhà trường. Đăng tải trên trang Web và tài khoản facebook của trường.
2. Tổ chức:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo, gồm các thành viên đại diện cấp ủy chi bộ, Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, các Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn,Tổng phụ trách đội thiếu niên, Bí thư đoàn, đại diện thanh tra nhân dân, đại diện cha mẹ học sinh.
- Ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai và thực hiện Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo. Đánh giá, sơ kết, điều chỉnh Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo:
+Từ năm 2015- 2016 đến năm học 2017-2018
 Nâng cao chất lượng giáo dục. 
Về cơ bản xây dựng được đội ngũ giáo viên.
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý trong nhà trường.
Hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường theo hướng hiện đại hóa. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: tập trung xây dựng khu hỗ trợ dạy học. Đảm bảo sự phát triển nhà trường mang tính bền vững, hoàn thành các mục tiêu chiến lược đặt ra.
+ Từ năm 2018-2020
Hoàn thành các mục tiêu chiến lược đặt ra trong đó tập trung phát triển và giữ vững thương hiệu nhà trường.
4. Phân công thực hiện:
- Chi bộ lãnh đạo nhà trường và các tổ chức, thành viên trong nhà trường phối hợp thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra .
- Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cùng  Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Phối hợp và kết hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội góp phần thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể hóa chiến lược phát triển nhà trường trong kế hoạch từng năm học và chỉ đạo thực hiện.
- Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đề xuất những giải pháp để thực hiện đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
- Các Tổ trưởng chuyên môn và người phụ trách các đoàn thể: Căn cứ chiến lược này và kế hoạch hàng năm của nhà trường để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ, của bộ phận ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Đánh giá tình hình, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
          - Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo, kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ để xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chung của nhà trường.
         - Ban đại diện cha mẹ học sinh: Phổ biến, triển khai chiến lược trong các phiên họp phụ huynh học sinh, đóng góp các giải pháp, phối hợp và hỗ trợ  nhà 
trường thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
VI. KẾT LUẬN:
Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển  nhà trường trong thời gian 5 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh  đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
                                       T.M HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Nơi nhận:                                  CHỦ TỊCH 
- PGD (để b/c)
- Ban ĐDCMHS (để p/h)
- BGH, Tổ CM (để t/h)


            


PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip